Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 886 phê duyệt Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24/7/2023, mục tiêu của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1579 ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các Bộ, ngành, địa phương;

Xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Đồng thời, định hướng cho các bộ, ban ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch trong từng giai đoạn.

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về giá, phí tại cảng biển.

Quyết định đưa ra 3 nhiệm vụ thực hiện Quy hoạch gồm: Nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải; Nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng.

Trong đó, thực hiện nghiên cứu đề xuất sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 2015 theo lộ trình và theo trình tự, thủ tục quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Rà soát, sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan tạo thuận lợi cho phát triển, quản lý, sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng hàng hải;

Tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu, thu hút hàng container trung chuyển quốc tế, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia và các bên liên quan.

Đồng thời, rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch cảng biển, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương;

Tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Triển khai lập các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành hàng hải, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển để triển khai phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan khác trong thực tiễn...

Về chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm: Thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng; Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển khoa học và công nghệ; Bảo đảm an sinh xã hội; Bảo vệ môi trường; Bảo đảm nguồn lực tài chính; Bảo đảm quốc phòng - an ninh; Cơ chế, chính sách đột phá trong huy động nguồn lực tổ chức thực hiện các quy hoạch.

TIN TỨC LIÊN QUAN

VLA THỰC HIỆN PHẢN ỨNG NHANH VỀ THUẾ ĐỐI ỨNG CỦA MỸ NHƯ THẾ NÀO?

​​​​​​​Trong bối cảnh Mỹ chính thức áp dụng mức thuế đối ứng lên đến 46% đối với một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp logistics đứng trước nhiều thách thức về chi phí

SỐ HÓA - CÁNH CỬA MỚI CHO NGÀNH LOGISTICS

Có thể nói rằng, số hóa hiện nay đã và đang trở thành xu hướng mới của thời đại. Tất cả các ngành nghề và lĩnh vực đều dần được thay đổi từ định hướng phát triển chiến lược thông thường sang định hướng tự động hóa, số hóa nhằm tối ưu hóa được hiệu suất của các công đoạn làm việc.

COSCO RA MẮT TUYẾN VẬN CHUYỂN TRỰC TIẾP MỚI TỪ CÁI MÉP ĐẾN CHÂU ÂU

Châu Âu là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng và đầy tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực. Với dân số hơn 740 triệu người và tổng GDP đạt khoảng 18.000 tỷ USD, khu vực này có nhu cầu nhập khẩu đa dạng, từ nông sản, thực phẩm chế biến đến hàng công nghiệp, điện tử và dệt may.

TIN TỨC LIÊN QUAN

GLOTRANS THAM DỰ HỘI NGHỊ OLO LẦN 7 TẠI TP. HCM: KẾT NỐI TOÀN CẦU – MỞ RỘNG CƠ HỘI

Trong hai ngày 22–23/06/2025, Glotrans vinh dự là một trong những đơn vị tham dự Hội nghị OLO lần thứ 7 – The 7th Global Logistics Cooperation Conference, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện OLO tổ chức thường niên, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp giao nhận vận tải (freight forwarders) đến từ hơn 100 quốc gia.

GLOTRANS NỔI BẬT TẠI GIẢI CHẠY “CHẠY CÙNG TÂN CẢNG SÀI GÒN 2025”

Chia sẻ về sự kiện này, Tổng Giám đốc Glotrans nhấn mạnh: "Glotrans luôn luôn quan tâm đến sức khỏe của nhân viên. Chúng tôi coi đây là sự đầu tư lâu dài mang tính nhân văn và chiến lược của doanh nghiệp. Sức khỏe tốt là nền tảng để có tất cả, giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của công ty."

GLOTRANS HCM TRAINING TÁC VỤ FAST PRO CƠ BẢN DÀNH CHO NHÂN VIÊN KINH DOANH

Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thực hiện công tác đào tạo nội bộ cho cán bộ kinh doanh tại chi nhánh và trên hệ thống. Ngày 6/6, Glotrans HCM tổ chức buổi đào tạo với Module: Tác vụ Fast pro cơ bản - Đối tượng tham gia: Sales thử việc, sales chính thức dưới 6 tháng, thực tập sinh, các sales cũ nhưng muốn tham dự để cải thiện tốc độ sử dụng phần mềm.